Thông tin chung về dự án NPT-VNM 240

1. Tên dự án: Nâng cao chất lượng đào tạo dược sỹ lâm sàng tại việt Nam để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả của cộng đồng

2. Mã ngành dự án1: Mã số dự án2: NPT VNM 240​

3. Tên nhà tài trợ: Chính phủ Hà Lan tài trợ thông qua chương trình tăng cường năng lực thể chế cho giáo dục và đào tạo sau phổ thông (NUFFIC, Hà Lan)

4. Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế

 a) Địa chỉ liên lạc: 138A - Giảng Võ - Hà Nội - Việt Nam

 b) Số điện thoại/Fax: (+84) 4 2732273

5. Chủ dự án: Trường Đại học Dược Hà Nội

a) Địa chỉ liên lạc: 13-15, Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

b) Số điện thoại/Fax: (04).8254539; (04).9331135/(04).9332332

6. Các đơn vị phối hợp thực hiện

1. Trường Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh

2. Trường Đại học Y-Dược Cần Thơ

3. Trường Đại học Y-Dược Huế.

4. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

5. Trường Đại học Y Thái Bình

7 Thời gian dự kiến thực hiện dự án3: 4 năm bắt đầu tính từ thời điểm dự án được phê duyệt

8 Địa điểm thực hiện dự án: Việt Nam

9 Tổng vốn của dự án: 2.68.297 EUR

 Trong đó:

a) Vốn ODA: 2.198.297 EUR, do Chính phủ Hà Lan tài trợ không hoàn lại thông qua chương trình tăng cường năng lực thể chế cho giáo dục và đào tạo sau phổ thông (NUFFIC, Hà Lan). Tương đương với 3.497.270 USD

(theo tỷ giá chuyển đổi do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện dự án, ngày 22 tháng 04 năm 2008)

b) Vốn đối ứng: Cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có và các khoản hỗ trợ cho hoạt động của Ban quản lý dự án, tương đương 500.000 EUR (không có tiền mặt).

10. Hình thức cấp vốn ODA

 a) ODA không hoàn lại: ü.

 b) ODA vay ưu đãi: . ..

 c) ODA vay hỗn hợp: . ..

11. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án

11.1. Mục tiêu

11.1.1. Mục tiêu tổng quát:

Nâng cao chất lượng đào tạo dược sỹ lâm sàng để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả của cộng đồng, góp phần cải thiện chất lượng đào tạo nhân lực y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

11.1.2. Mục tiêu cụ thể

1) Xây dựng chương trình khung đào tạo dược sỹ có tính cập nhật, hiện đại, trên cơ sở đó xây dựng chương trình đào tạo dược sỹ lâm sàng đáp ứng được yêu cầu của việc tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

2) Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia công tác đào tạo dược lâm sàng thông qua bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiên tiến và đào tạo nhân lực sau đại học cho 6 trường tham gia.

3) Xây dựng môi trường đào tạo dược sỹ lâm sàng dựa vào kỹ năng, để đào tạo dược sỹ có đủ kiến thức, thái độ cần thiết đáp ứng được các yêu cầu thực tế của việc hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.

4) Nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo dược sỹ lâm sàng.

11.2. Kết quả chủ yếu

1) Xây dựng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của dược sỹ và dược sỹ lâm sàng.

2) Xây dựng được chương trình khung đào tạo dược sỹ và chương trình chi tiết đào tạo dược sỹ lâm sàng.

3) Đào tạo 06 Thạc sỹ và 2 Tiến sĩ dược tại Hà Lan. Người được đào tạo là các giảng viên của 6 trường tham gia dự án.

4) Có 10 giảng viên được huấn luyện về phương pháp dạy học tiên tiến tại Hà Lan.

5) Có 10 giảng viên được tập huấn về phương pháp dạy học tiên tiến tại một nước trong khu vực.

6) Có 160 lượt giảng viên được tập huấn trong nước về phương pháp dạy học tiên tiến do giảng viên Hà Lan thực hiện.

7) Có 600 lượt giảng viên được tập huấn trong nước về phương pháp dạy học tiên tiến do giảng viên Việt Nam thực hiện.

8) Biên soạn được 6 cuốn sách giáo khoa chuyên ngành dùng để giảng dạy dược sỹ lâm sàng; xây dựng tài liệu nghe nhìn cho 6 cuốn tài liệu đã biên soạn; xây dựng công cụ tự lượng giá và kiểm tra dùng cho 6 cuốn sách giáo khoa.

9) Xây dựng hai phòng thực hành dược lâm sàng và hướng dẫn sử dụng thuốc.

10) Xây dựng được cơ sở dữ liệu về thuốc và công cụ tra cứu trực tuyến các dữ liệu này phục vụ cho công tác đào tạo dược sỹ và đội ngũ cán bộ y tế và cộng đồng.

11) Có 10 cán bộ quản lý được tập huấn về quản lý đào tạo dược sỹ lâm sàng tại Hà Lan.

12) Có 10 cán bộ quản lý được tập huấn về quản lý đào tạo dược sỹ lâm sàng tại một nước trong khu vực.

13) Có 40 cán bộ quản lý được tập huấn về quản lý đào tạo dược sỹ lâm sàng tại Việt Nam do giảng viên Hà Lan và Việt Nam phối hợp thực hiện.

14) Phương pháp dạy học tiên tiến được triển khai rộng rãi trong đào tạo dược sỹ lâm sàng tại 6 trường tham gia dự án.

15) Các kết quả của dự án, trước hết là chương trình và học liệu, phương pháp dạy học, kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc và dược lâm sàng được triển khai rộng rãi trong toàn bộ hệ thống đào tạo nhân lực y tế; cơ sở dữ liệu về thuốc sẽ được giới thiệu cho các giảng viên, sinh viên và cộng đồng.


11-12-2013

71 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL