Đề cương tóm tắt học phần, chương trình đào tạo đại học - Sinh lý bệnh - miễn dịch (2022-2023)

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỌC PHẦN

 

  1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT

Tên môn học:                                    Sinh lý bệnh - Miễn dịch

                                                            (Pathophysiology – Immunology)

Tên học phần:                                   Sinh lý bệnh - Miễn dịch

                                                            (Pathophysiology – Immunology)

Mã học phần:                                    30

Bộ môn giảng dạy chính:                Y học cơ sở              

Bộ môn phối hợp:                             không

Đào tạo trình độ:                              Đại học

Ngành học:                                        Dược học

Định hướng:                                      (ghi định hướng nếu có)

Loại học phần (bắt buộc/ tự chọn): bắt buộc

Số tín chỉ:                                          03

Tổng số tiết học (tính theo giờ chuẩn):

Tổng số

Lý thuyết

Bài tập

Thực hành

Seminar

45

33

0

10

2

Các học phần tiên quyết:                Giải phẫu - Sinh lý

  1. MÔ TẢ HỌC PHẦN

Môn học này cung cấp cho người học: khái niệm cơ bản về sinh lý bệnh, cơ chế bệnh sinh của quá trình viêm, rối loạn chuyển hóa nước và điện giải, rối loạn chuyển hóa chất (glucid, protid, lipid); rối loạn cân bằng acid - base, rối loạn thân nhiệt, rối loạn chức năng của các hệ cơ quan: tuần hoàn, vi tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, máu, gan mật, thận. Đồng thời cung cấp các khái niệm cơ bản về miễn dịch, đặc điểm và vai trò của hệ thống miễn dịch của cơ thể và cơ chế của một số bệnh lý miễn dịch: quá mẫn, thiểu năng miễn dịch, bệnh tự miễn.

  1. MỤC TIÊU HỌC PHẦN

- Hiểu và phân tích được nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, hậu quả của một số rối loạn chuyển hoá và rối loạn các hệ cơ quan trong cơ thể.

- Hiểu và trình bày được đặc điểm và vai trò của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

  • Thực hiện được một số thao tác thực hành cơ bản và giải thích được kết quả thí nghiệm.

4. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

Hình thức

Nội dung, tiêu chí đánh giá

Tỷ lệ (%)

CĐRHP

Chuyên cần

- Nếu sinh viên nghỉ < 4 tiết lý thuyết thì điểm chuyên cần bằng 10.

- Nếu sinh viên nghỉ ≥ 4-7 tiết lý thuyết thì điểm chuyên cần bằng 5.

- Nếu sinh viên nghỉ ≥ 8 tiết lý thuyết thì điểm chuyên cần bằng 0 và không được dự thi hết học phần.

* Lưu ý: thời điểm điểm danh ngẫu nhiên trong buổi giảng.

10%

TĐ 1

Kiểm tra thường xuyên/ Bài tiểu luận

- 2 bài có báo trước

- Lượng giá bằng hình thức trắc nghiệm hoặc câu hỏi ngắn

- Nội dung kiểm tra: trong 3 – 4 bài lý thuyết.

- Đánh giá theo thang điểm 10

10%

CLO3.1, CLO3.2

Seminar/

Thực hành

* Seminar : Đánh giá dựa trên sự chuẩn bị bài của từng cá nhân và bài thuyết trình của nhóm

* Thực hành :

- Chấm điểm 2 bài ngẫu nhiên trong số 6 bài, những bài còn lại đánh giá đạt/không đạt

- Cách thức lượng giá thực hành:

Chấm điểm theo bảng kiểm của từng nội dung thực hành, dưới 5,5 điểm là không đạt bài thực hành.

- Nội dung đánh giá:

+ Kiến thức                           : 20%

+ Tác phong, thái độ            : 20%

+ Kỹ năng                  .          : 60%

- Đánh giá theo thang điểm 10

20%

CLO1.1, CLO1.2, CLO1.3, CLO3.1,

Thi hết học phần

- Hình thức: tự luận/trắc nghiệm

- Thời gian: 60 phút thi tự luận/ 30 phút thi trắc nghiệm

- Không sử dụng tài liệu

- Đánh giá theo thang điểm 10

60%

CLO1.1, CLO1.2, CLO1.3, CLO3.1,

CLO3.2

           

 5. TÀI LIỆU HỌC TẬP

  1. Bộ môn Y học cơ sở (2021). Tài liệu học tập môn Sinh lý bệnh - Miễn dịch (tài liệu phát tay)
  2. Bộ môn Y học cơ sở (2021). Tài liệu thực hành môn Sinh lý bệnh - Miễn dịch (tài liệu phát tay)

 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

  1. Bộ Y tế (2018). Sinh lý bệnh và miễn dịch (Phần Sinh lý bệnh). NXB Y học.
  2. Bộ Y tế (2011). Sinh lý bệnh và miễn dịch (Phần Miễn dịch). NXB Y học.
  3. Bộ Y tế (2015). Sinh lý bệnh (Dùng cho đào tạo cử nhân điều dưỡng). NXB Giáo dục Việt Nam.
  4. Trường Đại học Y Hà Nội (2018). Sinh lý bệnh học. NXB Y học.
  5. Trường Đại học Y Hà Nội (2003). Miễn dịch học. NXB Y học.
  6. Robbins & Cotran (2015). Pathologic Basis of Disease, 9th Ed. Elsevier Sauders (Phần 1, phần 2).
  7. Stephen J McPhee, Gary D. Hammer (2014). Pathophysiology of Disease: an introduction to Clinical Medicine, 7th edition. Mc GrawHill


06-12-2022

869 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL