Tóm tắt HP Vật lý (ngành Công nghệ Sinh học)

HP Vật lý ngành Công nghệ Sinh học có: - 02 tín chỉ (20 tiết lý thuyết, 10 tiết thực tập). - giảng dạy cho sinh viên năm 1. - lượng giá bằng Trắc nghiệm Khách quan.

BỘ Y TẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỌC PHẦN

 

  1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT

Tên học phần:                               Vật lý (Physics )

Bộ môn giảng dạy chính:              Vật lý          

Đào tạo trình độ:                          Đại học

Ngành học:                                  Công nghệ sinh học

Loại học phần (bắt buộc/ tự chọn): Bắc buộc

Số tín chỉ:                                    02  

Tổng số tiết học (tính theo giờ chuẩn):

Tổng số

Lý thuyết

Bài tập

Thực hành

Seminar

30

20

0

10

0

Các học phần tiên quyết:               Không.

  1. MÔ TẢ HỌC PHẦN

Học phần Vật lý cung cấp kiến thức cơ bản của các phần quang học, nhiệt hoc và vật lý hạt nhân thường được sử dụng để xác định các tính chất vật lý của các nguyên liệu và chế phẩm sinh, hóa, dược học. Phần lý thuyết đề cập đến các định nghĩa, công thức, định luật và các ứng dụng. Phần thực tập người học được đo, vận dụng các phương pháp phân tích để xác định các đại lượng vật lý cơ bản như chiết suất, góc quay cực, độ hấp thụ, độ truyền qua, kích thước tiểu phân. 

  1. MỤC TIÊU HỌC PHẦN

- Trình bày và giải thích được các định luật của quang hình học, dụng cụ quang học. Trình bày được các khái niệm cơ bản về kích thước tiểu phân, ứng dụng, phép đo bằng kính hiển vi quang học và hiển vi điện tử.

- Trình bày được các khái niệm, định luật về phân cực ánh sáng, hấp thụ ánh sáng, nhiễu xạ tia X và ứng dụng tương ứng.

- Trình bày và giải thích được các khái niệm về phóng xạ, laser và nêu được các ứng dụng.

- Trình bày được nguyên tắc, phương pháp và ứng dụng của phân tích nhiệt.

- Thực hành đo và tính được một số đại lượng vật lý cơ bản như chiết suất, góc quay cực, phổ hấp thụ, kích thước tiểu phân.

TÀI LIỆU HỌC TẬP

  1. Phạm Thị Cúc, Tạ Văn Tùng (2008). Vật lý đại cương (dùng cho đào tạo dược sĩ đại học), Bộ Y tế, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
  2. Bộ môn Vật lý – Hoá lý (2011), Bài giảng Vật lý đại cương 2, Trường Đại học Dược Hà Nội.
  3. Bộ môn Vật lý – Hoá lý (2011), Tài liệu thực tập Vật lý đại cương 2, Trường Đại học Dược Hà Nội.

   TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

  1. Young & Freedman (2014), University Physics with Modern Physics, 13th Edition, NXB Pearson.
  2. Patrick J.Sinko. Martin’s Physical and Pharmaceutical Sciences, 6th Edition, NXB Lippincott Willams & Wilkins, 2006.
  3. Trần Đại Lâm, Nguyễn Tuấn Dung, Nguyễn Lê Huy, Lê Viết Hải (2017), Các phương pháp phân tích hóa lý vật liệu, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ.

 

GHI CHÚ: Với 02 nội dung Điều kiện phục vụ thực hành (nếu có), Danh sách giảng viên dự kiến tham gia giảng dạy sẽ được lập thành 02 phụ lục đính kèm chương trình chi tiết của học phần theo mẫu đính kèm. Bộ môn cần liên hệ với Thư viện để đảm bảo các tài liệu học tập, tài liệu tham khảo chính mà bộ môn đề xuất có trong kho sách của Thư viện.

 

Hà Nội, ngày      tháng      năm

TRƯỞNG BỘ MÔN

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hải Nam

 

 

Phụ lục: Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy

TT

Họ và tên

Học vị

Email

1

Nguyễn Đức Thiện

TS

thiennd@hup.edu.vn

2

Trần Thị Huyền

ThS

huyentt@hup.edu.vn

3

Nguyễn Anh Vũ

ThS

vuna@hup.edu.vn

4

Lý Công Thành

ThS

thanhlc@hup.edu.vn

5

Nguyễn Thị Hồng Đức

ThS

ducnth@hup.edu.vn

 

Tệp đính kèm:

De cuong tom tat Vat ly (ngành Sinh hoc- web).pdf


01-08-2022

53 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL