Chức năng nhiệm vụ BM Công nghiệp Dược

I. Chức năng
Bộ môn Công nghiệp Dược có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt các môn học về Kỹ thuật sản xuất dược phẩm, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn về Kỹ thuật sản xuất dược phẩm. Tham gia các hoạt động tư vấn trong ngành về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bộ môn. Quản lý viên chức bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên.
II. Nhiệm vụ
1. Hoạt động đào tạo:
 * Bộ môn được phân công giảng dạy các môn học:
- Kỹ thuật sản xuất dược phẩm - Cho hệ đào tạo: Đại học chính quy, liên thông đại học, bằng hai, cao đẳng.
- Kỹ thuật Hoá dược, Quá trình và thiết bị trong công nghiệp dược, Kỹ thuật Chiết xuất dược liệu, Công nghệ sinh học và sản xuất dược phẩm, Công nghệ dược phẩm: thiết kế và sử dụng các dạng thuốc - cho hệ đào tạo: Định hướng chuyên ngành Công nghiệp Dược.
- Cơ sở Kỹ thuật tổng hợp Hoá dược, Kỹ thuật Hoá dược, Quá trình và thiết bị trong công nghiệp dược phẩm, Kỹ thuật Chiết xuất dược liệu, Kỹ thuật sản xuất thuốc bằng vi sinh vật, Một số chuyên đề bào chế hiện đại – cho hệ đào tạo: Cao học và Chuyên khoa 1 chuyên ngành Công nghệ dược phẩm và bào chế.
 * Nhiệm vụ:
- Đề xuất và xây dựng chương trình chi tiết các môn học, học phần được phân công phù hợp với các hệ đào tạo.
- Đề xuất, biên soạn, biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu học tập, bài giảng liên quan đến các môn học của bộ môn.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy do nhà trường giao cho: Phân công giảng dạy phù hợp, đảm bảo chất lượng đào tạo, đúng tiến độ trong chương trình, kế hoạch đã được nhà trường phê duyệt.
- Hướng dẫn chuyên đề, khoá luận, luận văn, luận án.
 - Cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng đào tạo. Tổ chức dự giờ giảng của giảng viên, lấy ý kiến đánh giá của người học đối với giảng viên.
- Đánh giá kết quả học tập của người học theo đúng quy chế hiện hành: Xây dựng và cập nhật ngân hàng đề thi, xác định phương pháp đánh giá, tổ chức đánh giá, quản lý lưu trữ tốt kết quả học tập.
- Tham gia cùng nhà trường thực hiện công tác giáo dục rèn luyện sinh viên, công tác tuyển sinh, đào tạo sinh viên quốc tế theo yêu cầu của nhà trường.
2. Hoạt động khoa học công nghệ:
 - Đề xuất, đăng ký, đấu thầu chủ trì đề tài khoa học phù hợp với phương hướng học thuật của bộ môn. Khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ viên chức của bộ môn tham gia thực hiện các đề tài khoa học đã được phê duyệt.
 - Tổ chức hội nghị khoa học của bộ môn, tham gia báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học của trường, trong nước và nước ngoài.
 - Chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội theo kế hoạch của nhà trường.
3. Nhiệm vụ khác:
 - Xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển của Nhà trường, cuả ngành.
 - Các hoạt động đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên, nữ công…
- Các nhiệm vụ khác do Nhà trường giao
III. Quản lý đơn vị
 - Giao ban bộ môn hàng tuần vào sáng thứ hai. Theo dõi kỉ luật lao động như chấm công hàng tháng, quản lí giờ lên lớp, giờ thực tập…
 - Phân công quản lí theo mảng công việc như: Giáo vụ, giáo tài, quản lí kĩ thuật viên…
- Phương hướng học thuật của bộ môn là xây dựng và phát triển các môn học chuyên ngành Công nghiệp dược. Tổ chức thực hiện các bài thực tập của chuyên ngành Công nghiệp dược với những nét đặc thù riêng của chuyên ngành.
 - Bộ môn có kế hoạch phát triển dài hạn cả về giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
 - Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ cho các giảng viên. Phấn đấu để toàn thể giảng viên của bộ môn đều đạt học vị tiến sỹ. Các kĩ thuật viên có tay nghề tốt. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho toàn thể viên chức trong bộ môn.
 - Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ môn bao gồm các phòng thí nghiệm Tổng hợp hoá dược, Công nghệ sinh học và sinh học phân tử, Chiết xuất dược liệu và Bào chế Công nghiệp. Khai thác tốt năng lực các phòng thí nghiệm hiện có nhằm phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của bộ môn. Định kì bổ sung các thiết bị mới, hiện đại để có đủ khả năng hoàn thành các nhiệm vụ khoa học công nghệ của một cơ sở nghiên cứu khoa học đầu ngành.


02-08-2012

124 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL