Giới thiệu bộ môn Lý luận chính trị


Giới thiệu Bộ môn Lý luận chính trị
Tên tiếng Việt: Bộ môn Lý luận chính trị
Tên tiếng Anh: Department of Political Theory
  1. Lịch sử hình thành và phát triển

Bộ môn Mác - Lênin được thành lập từ năm 1964, cùng với quá trình thực hiện Quyết định số 828/BYT/QĐ của Bộ Y tế về việc tách Trường Đại học Y - Dược Khoa Hà Nội thành 2 trường: Trường Đại học Y khoa Hà Nội và Trường Đại học Dược khoa Hà Nội. Thời kỳ đầu, Bộ môn có 3 cán bộ phụ trách các môn: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Trước yêu cầu mở rộng và phát triển, Nhà trường đã cử các Dược sĩ đại học tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn tham gia giảng dạy các môn: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học và Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Giai đoạn sau, giảng viên tại Bộ môn đều được đào tạo chuyên sâu theo đúng các chuyên ngành Mác - Lênin. Từ 1/7/2022, sau khi Nhà trường thực hiện thay đổi cơ cấu tổ chức, Bộ môn trực thuộc Khoa Khoa học cơ bản và đổi tên thành Bộ môn Lý luận chính trị.

Bộ môn tham gia giảng dạy các môn Lý luận chính trị cho hệ Đào tạo Đại học và môn Triết học cho hệ Đào tạo Sau Đại học. Cùng với công tác giảng dạy các giảng viên còn tham gia nghiên cứu khoa học, viết báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành và tham gia các Hội thảo khoa học của ngành. Ngoài hoạt động chuyên môn, các giảng viên trong Bộ môn luôn tích cực tham gia vào các hoạt động chung của Nhà trường. Những đóng góp của Bộ môn đã được ghi nhận: nhiều năm liền Bộ môn đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2014, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế và của Công đoàn Y tế Việt Nam…

3. Cán bộ hiện nay:

STT

Họ và tên

Chức vụ, chức danh nghề nghiệp

1

Th.s Trần Thị Giang Thanh

Trưởng Bộ môn,  Giảng viên chính

2

Th.s Lê Thị Thảo

Giảng viên chính

3

Th.s Lê Thị Lan Anh

Giảng viên chính

4

Th.S Vũ Thị Thảo

Giảng viên

5

Th.s Nguyễn Ngân Hà

Giảng viên


4. Chức năng, nhiệm vụ

I. Chức năng
Bộ môn Lý luận chính trị có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt các môn khoa học Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn của bộ môn. Quản lý viên chức bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên.
II. Nhiệm vụ
1. Hoạt động đào tạo:
* Bộ môn được phân công giảng dạy các môn học:
- Triết học cho hệ đào tạo: Sau đại học.
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam cho hệ đào tạo: Đại học chính quy, cao đẳng.
- Chính trị; Giáo dục pháp luật cho hệ đào tạo: trung cấp.
* Nhiệm vụ:
- Đề xuất và xây dựng chương trình chi tiết các môn học, học phần được phân công phù hợp với các hệ đào tạo.
- Đề xuất, biên soạn, biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu học tập, bài giảng liên quan đến các môn học của bộ môn.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy do nhà trường giao cho: Phân công giảng dạy phù hợp, đảm bảo chất lượng đào tạo, đúng tiến độ trong chương trình, kế hoạch đã được nhà trường phê duyệt.
- Hướng dẫn chuyên đề, khoá luận, luận văn, luận án.
- Cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng đào tạo. Tổ chức dự giờ giảng của giảng viên, lấy ý kiến đánh giá của người học đối với giảng viên.
- Đánh giá kết quả học tập của người học theo đúng quy chế hiện hành: Xây dựng và cập nhật ngân hàng đề thi, xác định phương pháp đánh giá, tổ chức đánh giá, quản lý lưu trữ tốt kết quả học tập.
- Thông qua các buổi học tập chính trị đầu năm học, bộ môn có nhiệm vụ phối hợp với phòng Công tác chính trị phổ biến đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước, nhà trường đến sinh viên.
- Tham gia cùng nhà trường thực hiện công tác giáo dục rèn luyện sinh viên, công tác tuyển sinh, đào tạo sinh viên quốc tế theo yêu cầu của nhà trường.
2. Hoạt động khoa học công nghệ:
- Đề xuất, đăng ký, đấu thầu chủ trì đề tài khoa học phù hợp với phương hướng học thuật của bộ môn. Khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ viên chức của bộ môn tham gia thực hiện các đề tài khoa học đã được phê duyệt.
- Tổ chức hội nghị khoa học của bộ môn, tham gia báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học của trường, trong nước và nước ngoài.
3. Nhiệm vụ khác:
- Tham gia xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển của nhà trường, của ngành.
- Tham gia các hoạt động đoàn thể, các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.
III. Quản lý đơn vị
Giao ban bộ môn hàng tuần để điều chỉnh kịp thời các khó khăn phát sinh trong quá trình giảng dạy. Phân công quản lý theo mảng công việc. Có kế hoạch phân công giảng dạy cụ thể cho các giảng viên và theo dõi tiến độ thực hiện.
Tổ chức các đợt đi thực tế hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Xây dựng và phát triển phương hướng học thuật, quy hoạch phát triển dài hạn của bộ môn, xây dựng bộ môn vững mạnh về mọi mặt.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức của bộ môn được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, ngoại ngữ, tin học,... Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức của bộ môn.
Quản lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường, bộ môn.


06-12-2022

298 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL