Danh sách các test bioassay tại Khoa công nghệ sinh học – Đại học Dược Hà Nội

Bộ môn Công nghệ sinh học dược trực thuộc Khoa Công nghệ sinh học là đơn vị tiến hành các test bioassay trên các mô hình vi sinh vật, enzym, biofilm đầu tiên tại Trường Đại học Dược Hà Nội.
​Bộ môn luôn sẵn sàng hợp tác để cùng công bố quốc tế hoặc dưới dạng các hợp đồng thuê khoán NCKH. Các test công bố dưới đây đã được chuẩn hóa mô hình thực nghiệm, các kết quả đáng tin cậy và có thể công bố quốc tế.
Các đề nghị hợp tác/trao đổi xin liên hệ trực tiếp :
Bộ môn Công nghệ sinh học Dược, Khoa công nghệ sinh học, Đại học Dược Hà Nội
PGS. TS. Phùng Thanh Hương, Trưởng khoa, Phụ trách bộ môn. Email: huongpt@hup.edu.vn
TS. Nguyễn Khắc Tiệp, Giảng viên bộ môn. Email : tiepnk@hup.edu.vn. ĐT: 0904771009
Trân trọng!

1. Thử tác dụng ức chế trên các vi sinh vật thường quy:

Các vi sinh vật: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Candida albicans, Samonella enterica, Bacillus subtilis, Klebsiella pneumoniae

STT

Test

Dạng kết quả

1

Nồng độ tối thiểu ức chế VSV (minimal inhibitory concentration - MIC).

Giá trị MIC  của 5 trong số các vi sinh vật Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Candida albicans, Samonella enterica, Bacillus subtilis, Klebsiella pneumoniae. Dãy 5 nồng độ thường quy hoặc theo yêu cầu của người gửi mẫu. Thực hiện theo phương pháp vi pha loãng, trên đĩa 96 giếng theo khuyến nghị của CLSI

2

Nồng độ tối thiểu diệt khuẩn (minimal bactericidal concentration)

Giá trị MBC của 5 trong số các vi sinh vật Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Candida albicans, Samonella enterica, Bacillus subtilis, Klebsiella pneumoniae. Dãy 5 nồng độ thường quy hoặc theo yêu cầu của người gửi mẫu. Thực hiện MIC, sau đó, giếng không mọc được cấy đếm để xác định giá trị MBC, nồng độ tối thiểu có khả năng diệt 99%, hoặc 99,9% VSV.

3

Diệt khuẩn theo nồng độ.  

Thực hiện với dải nồng độ từ cao đến thấp. xây dựng phương trình hồi quy đáp ứng- nồng độ. Qua đó đánh giá các thông số dược lực học như Cmax (hiệu lực diệt khuẩn tối đa), Cs ( nồng độ tĩnh, nồng độ có khả năng ức chế sự phát triển VSV - giá trị chính xác hơn MIC).

Ví dụ dạng kết quả: trường hợp dược liệu kết hợp với kháng sinh, được thực hiện đường cong diệt khuẩn, qua đó tính toán được sự khác biệt về Cs giữa 2 điều kiện. Chỉ thực hiện được khi có MIC.

Diệt khuẩn theo nồng độ.png

4

Diệt khuẩn theo thời gian. C

 

Khả năng diệt khuẩn của mẫu của các mẫu được đánh giá theo thời gian bằng phương pháp cấy đếm Lượng VSV còn lại theo thời gian (CFU/ml) khi tiếp xúc với mẫu đánh giá. Qua đó đánh giá được tốc độ diệt khuẩn của mẫu. Ví dụ dạng kết quả như hình bên.

Diệt khuẩn theo thời gian.png

5

Checkerboard – Xác định tác động hiệp đồng

Đánh giá được mẫu có tác động hiệp đồng của dược liệu, mẫu nghiên cứu với các KS, các tác nhân khác. Qua đó xác định giá trị Fic-index giữa mẫu nghiên cứu và KS/chất khác, qua đó biện giải được tác động hiệp đồng. Một ví dụ về tinh dầu nghệ kết hợp với cefoxitin

 

Checkerboard.png

 

6

Định lượng kháng sinh bằng phương pháp VSV

Định lượng theo dược điển, theo yêu cầu. Ví dụ định lượng tyrothricin, vancomycin,solithromycin bằng phương pháp vi sinh vật

7

Đường kính vòng vô khuẩn

Đường kính vòng vô khuẩn của các mẫu trên các đối tượng vi sinh vật

2. Tác dụng kháng biofilm

Biofilm liên quan đến 60-80% các nhiễm khuẩn dai dẳng, tái phát, kém đáp ứng điều trị. Những kháng sinh hiệu quả nhất cũng không diệt được hơn 99% lượng VSV trong biofilm. Một số dược liệu/hoạt chất thiên nhiên có khả năng phá biofilm, từ đó có tác dụng diệt khuẩn hoặc làm tăng khả năng diệt khuẩn của kháng sinh khi dùng phối hợp.
Các vi sinh vật đang thực hiện: Staphylococcus aureus, Candida albicans,, Klebsiella pneumoniae
Các bề mặt: đĩa 96 giếng polystyren, kính, silicon, kim loại….
Các kháng sinh/dược liệu được dùng đơn hoặc kết hợp, trên mô hình biofilm của các VSV trên, để đánh giá khả năng diệt khuẩn trong biofilm. 
Đánh giá tổng sinh khối (nhuộm và đo hấp thụ với Crystal violet), vi sinh vật sống (trực tiếp bằng đếm CFU/ml, gián tiếp bằng đánh giá chuyển hóa resazurine thành resorufine (phát huỳnh quang).

3. Tác dụng trên Enzym

​TT

Test

Dạng kết quả

1

Thực hiện thường quy: Acetylcholinesterase

Giá trị IC50 hoặc các giá trị khác theo yêu cầu

2

Các enzym khác: không thực hiện thường quy với lượng mẫu nhỏ

Trao đổi cụ thể nếu lượng mẫu lớn

​​

4. Báo giá sơ bộ các test thử (chưa bao gồm chi phí trả kết quả có đóng dấu của HUP)

 

Test

Lượng mẫu nhỏ, gửi mẫu lẻ

Số lượng mẫu lớn*

Yêu cầu khác/ Hợp tác cùng công bố trên tạp chí chuyên ngành

1

MIC

400 nghìn/5 chủng/mẫu

350 nghìn/5 chủng/mẫu

Liên hệ cụ thể

2

MBC

150 nghìn/ 1 chủng/mẫu

Liên hệ cụ thể

3

Đường kính vòng vô khuẩn

200 nghìn/ đĩa VSV/ tối đa 5 mẫu trên 1 đĩa

180 nghìn/ đĩa VSV/ tối đa 5 mẫu trên 1 đĩa

Liên hệ cụ thể

4

Ức chế acetylcholinesterase

300 nghìn/ mẫu

250 nghìn/mẫu

Liên hệ cụ thể

5

Diệt khuẩn theo nồng độ

Liên hệ cụ thể

6

Diệt khuẩn theo thời gian

Liên hệ cụ thể

7

Checkerboard

Liên hệ cụ thể

8

Tác dụng trên biofilm

Liên hệ cụ thể

*Mẫu lớn: (> 40 mẫu/ hợp đồng và tối thiểu 8 mẫu/lượt gửi)

Cán bộ, sinh viên, học viên đại học Dược Hà Nội được giảm ít nhất 10% so với báo giá

 

Một số công bố liên quan đến các bioassay test nói trên của Khoa CNSH:

1. Candela T., Nguyen T. K. et al.. A cfr-like gene cfr(C) conferring linezolid resistance is common in Clostridium difficile. Int. J. Antimicrob. Agents 50, 496–500 (2017)

2. Nguyen, T. K. et al. Antibiotic Resistance, Biofilm Formation, and Intracellular Survival As Possible Determinants of Persistent or Recurrent Infections by Staphylococcus aureus in a Vietnamese Tertiary Hospital: Focus on Bacterial Response to Moxifloxacin. Microb. Drug Resist. 26, 537–544 (2020)

3. Tiep N. K. et al. The Persister Character of Clinical Isolates of Staphylococcus aureus Contributes to Faster Evolution to Resistance and Higher Survival in THP-1 Monocytes: A Study With Moxifloxacin. Frontier Microbiology (2020).

4. Peyrusson F, Tiep Khac Nguyen, et al. Intracellular Staphylococcus aureus persisters upon antibiotic exposure. Nature Communication. 11, (2020).

5. Frédéric Peyrusson, Tiep Khac Nguyen, Tome Najdovski, Françoise Van Bambeke, Host Cell Oxidative Stress Induces Dormant Staphylococcus aureus Persisters. Microbiology spectrum 10: Issue 1 e02313-21 (2022)

6. Tiep N. K. et al., Activity of Moxifloxacin Against Biofilms Formed by Clinical Isolates of Staphylococcus aureus Differing by Their Resistant or Persister Character to Fluoroquinolones. Frontier in Microbiology 12:785573 (2021)

7. Nguyen Khac Tiep, Dam Thanh Xuan, Bui Thi Thuy Luyen et al., Nghiên cứu tạo biofilm của S.aureus trên đĩa 96 giếng và sàng lọc khả năng diệt S. aureus trong biofilm của một số mẫu dược liệu tại Việt Nam. Tạp chí Hóa học và ứng dụng, 1B(60B): 277-281 (2021).

8. Nguyen Quỳnh Chi, Nguyen Khắc Tiệp et al., Đánh giá tác dụng hiệp đồng của tinh dầu nghệ với cefoxitin trên Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA), Tạp chí Nghiên cứu dược và thông tin thuốc 12:3:36-43 (2021)

 

 


18-10-2022

228 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL