Hóa dược 1 - hệ liên thông từ trung cấp

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT ĐÀO TẠO DƯỢC SỸ 

Trình độ Đại học
Tên môn học: Hoá dược (Pharmaceutical Chemistry)
Tên học phần: Hóa dược I (Pharmaceutical Chemist I)
Bộ môn giảng dạy chính: Hoá dược
Bộ môn phối hợp: Không
Đối tượng giảng dạy: SV ĐH hệ liên thông từ trung cấp
Số tín chỉ:   02 (tương đương 03 ĐVHT)  
Tổng số tiết học (tính theo giờ chuẩn)
Tổng số 33
Lý thuyết 25
Thực hành  8
Bài tập 0
Seminar 0
1. Mục tiêu môn học/ học phần:
- Trình bày được các nhóm thuốc chính dùng trong điều trị về các nội dung: nguồn gốc, phân loại, cấu tạo hoá học, liên quan cấu trúc – tác dụng, tính chất lý, hoá học và tác dụng sinh học chung của nhóm.
- Trình bày được một số thuốc điển hình trong mỗi nhóm thuốc chính về các nội dung: đặc điểm cấu tạo; nguồn gốc; phương pháp điều chế; tính chất lý, hoá học và ứng dụng các tính chất đó trong pha chế, kiểm nghiệm, bảo quản, chỉ định điều trị chính.
- Giải thích được nguyên tắc phương pháp và tiến hành kiểm nghiệm được một số thuốc hoá dược đại diện. 
2. Học phần tiên quyết:
Hóa đại cương – vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Vật lý – Hóa lý.
3. Mô tả môn học/ học phần:
Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức:
- Nguồn gốc, phân loại, cấu tạo hoá học, liên quan cấu trúc – tác dụng sinh học, tính chất lý, hoá học chung và tác dụng, chỉ định chung của các nhóm thuốc hóa dược cơ bản. 
- Cấu tạo hóa học, phương pháp điều chế chính, tính chất lý hóa, phương pháp kiểm nghiệm, pha chế, bảo quản, tác dụng và chỉ định của các thuốc chính trong các nhóm thuốc hóa dược cơ bản. 
4. Điều kiện phục vụ thực hành:
* Máy móc thiết bị: 
Máy đo UV
Buret 25 mL
Máy phân cực kế,
Ống đong các loại
Cân phân tích
Bình định mức 500, 100, 50 mL
Cân kỹ thuật
Bình nón 250, 100 mL
Tủ hút
Pipette chia vạch 25 mL, 10 mL
Bộ dụng cụ thử asen
Pipette có bầu 50 mL, 10 mL, 5 mL và 1 mL
* Nguyên liệu, hóa chất: 
β_naphtol
NaCl dược dụng
Đồng sulfat
Procain.HCl
Acid acetic
Paracetamol
Acid hydrocloric
Aspirin
Acid Sulfuric
Isoniazid
Bạc nitrat
Kali bromat (KbrO3)
Barbital
Kali bromua (KBr)
Calci clorid
Kali iod
Cloramphenicol
Kẽm hạt (ko có arsen)
Cobalt nitrat
Methanol
Etanol 96%
Methyl đỏ
Formaldehyd
Na2S2O3 0,1N
Glucose
NaOH 0,1N
Iod
Natri bicarbonat (NaHCO3)
Sulfanilamid
Natri carbonat
Thymolphtalein
Natri hydroxyd
Tinh bột
Natri kali tartrat
Vanilin
Sắt II sulfat
Vitamin C
Sulfacetamid
Giấy lọc hộp định tính
Sulfadimerazin
Natri nitrit
Sulfaguanidin
Phenylhydrazin
Sulfamethoxazol
* Súc vật: không 
5. Phương thức lượng giá học phần:
- Điểm kiểm tra lý thuyết thường xuyên: 2 bài không báo trước để kết hợp đánh giá điểm chuyên cần. 
- Các bài thực tập: 2 bài ngẫu nhiên trong số 4 bài 
- Để được xét thi lý thuyết hết học phần, các SV phải có tất cả các bài thực tập đạt.
- Hình thức thi hết học phần: tự luận.
6. Cách tính điểm:
- Kiểm tra thường xuyên (lý thuyết): 10%
- Thực tập: 20% 
- Thi hết học phần: 70%
7. Tài liệu học tập:
- Trường Đại học Dược Hà nội (2016), Hóa dược tập I, NXB Y học.
- Trường Đại học Dược Hà nội (2014), Hóa dược tập II, NXB Y học. 
8. Tài liệu tham khảo chính:
- Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ 4, NXB Y học.
- Trường Đại học Y khoa Hà nội (2001), Dược lý học, NXB Y học.
- J. N. Delgaro, W.A. Remers (1998), Wilson and Gisvold's Texbook of organic medicinal and pharmaceutical chemistry, 10 th edition.
- E. Braunwald et al. (2015), Harison's priciples of internal medicine, 19th edition, International edition, New York.
- Goodman and Gilman's (2011), The pharmacological Basis of therapeutics. 12th edition, The Mc Graw-Hill companies, New York.
- Gennaro A.R. (2012), Remington: The Science and Practice of Pharmacy, 22th edition Philadelphia.
- Stationery Office (U.K.), (2007), The British pharmacopoeia. 
- United States Pharmacopeial Convention, Inc. (2014), The United states pharmacopeia 37/ The national formulary 32.


27-11-2017

71 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL