Khả năng phòng tránh được của các phản ứng có hại liên quan đến kháng sinh: đánh giá từ Cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tại Việt Nam

Một nghiên cứu mới công bố của nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc & Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (Trung tâm DI & ADR Quốc gia), Trường Đại học Dược Hà Nội trên tạp chí Therapeutic Innovation & Regulatory Science (NXB Springer, IF = 1,337, Q2: Pharmacology, Toxicology, and Pharmaceutics) của Hội Thông Tin Thuốc Quốc tế (Drug Information Association, DIA).

        Trong Cơ sở dữ liệu báo cáo ADR của Việt Nam, ADR liên quan đến kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng lớn, có tính chất đặc thù cho Cơ sở dữ liệu Cảnh giác Dược của một nước đang phát triển, có gánh nặng sử dụng kháng sinh lớn như Việt Nam. Việc phân tích các tín hiệu an toàn thuốc, đặc biệt là khả năng phòng tránh được của phản ứng có hại liên quan đến kháng sinh giúp định hướng cho các can thiệp chuyên môn giảm thiểu nguy cơ liên quan đến kháng sinh đóng vai trò qua trọng trong hoạt động giám sát ADR với kháng sinh tại bệnh viện cũng như ngoài cộng đồng.

         Các tác giả đã phân tích các báo cáo về phản ứng có hại liên quan đến kháng sinh (mã ATC: J01) được các nhân viên y tế trên cả nước gửi đến và lưu trữ tại Trung tâm DI & ADR Quốc gia từ tháng 06/2018 đến hết tháng 05/2019. Kết quả cho thấy, 8,4% báo cáo ADR liên quan đến kháng sinh được đánh giá là phòng tránh được. Trong đó, 67,2% trường hợp phòng tránh được liên quan đến kháng sinh nhóm beta-lactam. Amoxicillin (13,4%) và cefotaxim (10,2%) là hai kháng sinh nghi ngờ gây ADR có thể phòng tránh được chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Các ADR có thể phòng tránh được chủ yếu là phản ứng trên da và mô dưới da (89,4%). Chỉ định dùng thuốc hợp lý và kiểm tra tiền sử dị ứng kháng sinh trước đó sẽ giúp dự phòng và giảm thiểu các ADR này trong quá trình sử dụng kháng sinh.

          Kết quả nghiên cứu một lần nữa nhấn mạnh cần lưu ý những lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng kháng sinh, từ đó có kế hoạch giảm thiểu tối đa tỷ lệ ADR có thể phòng tránh được liên quan đến kháng sinh trong thực hành lâm sàng tại Việt Nam.

         Điều đặc biệt của nghiên cứu này là trong nhóm tác giả có sự tham gia của một sinh viên Đại học Dược Hà Nội  khóa 70 và một học viên Cao học Master Mekong Pharma (2017-2018) trong thời gian các bạn làm đề tài tốt nghiệp của mình. Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ dự án hợp tác hỗ trợ cho hoạt động Cảnh giác Dược được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Văn phòng tại Việt Nam tài trợ và có sự đóng góp, tham gia tích cực của các nhân viên y tế, các bệnh viện trên cả nước đã và đang tích cực tham gia báo cáo ADR trong đó có ADR liên quan đến kháng sinh.

Xin chúc mừng các tác giả!

Link bài báo: https://link.springer.com/article/10.1007/s43441-023-00552-y

Abstract

Background

Antibiotics are commonly used in both outpatient and inpatient settings and are responsible for the majority of adverse drug reaction (ADR) reports. We aimed to characterize spontaneously reported ADRs associated with antibiotics and assessing the preventability of these ADRs in a Vietnamese setting.

Materials and Methods

We conducted a retrospective descriptive study based on ADRs related to antibiotics spontaneously reported by healthcare workers to the National Pharmacovigilance Database of Vietnam (NPDV) between June 2018 and May 2019. The characteristics of included reports were descriptively analyzed. The preventability of reported ADRs was assessed using a standardized preventability scale. We identified the leading causes and described the characteristics associated with preventable ADRs (pADRs).

Results

We included 6385 antibiotic-related reports from a total of 12,056 reports submitted to the NPDV during the study period. Beta-lactam antibiotics, mostly broad-spectrum with parenteral route, were suspected in the majority cases. The most commonly reported pADRs were allergic reactions, mostly classified under skin and subcutaneous tissue disorders. Of all included cases, 537 cases (8.4%) were deemed as associated with pADRs. Major causes of pADRs include potentially inappropriate prescribing (352/537, 65.5%) and re-administration of antibiotics causing prior allergy/allergies (99/537, 18.4%). The majority of pADRs involved the use of beta-lactam antibiotics with inappropriate indications.

Conclusion

ADRs related to antibiotic use represent more than half of ADRs spontaneously reported in Vietnam. Approximately one in every ten reported cases is associated with pADRs. The majority pADRs can be prevented through simple improvement in antibiotic prescribing practices.

Some Key Results:

Nguồn: Trung tâm DI&ADR Quốc gia 

 


05-07-2023

316 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL