Hành trình học tập và trải nghiệm tại Tả Phìn – Nơi tri thức bản địa gặp gỡ khoa học hiện đại

Field Learning Journey in Tả Phìn: Where Indigenous Wisdom Meets Modern Science

Hành trình học tập và trải nghiệm tại Tả Phìn – Nơi tri thức bản địa gặp gỡ khoa học hiện đại

 

Trong khuôn khổ chương trình trao đổi sinh viên Colombo giữa Trường Đại học Dược Hà Nội (HUP) và Đại học Sydney (USYD), sinh viên lớp LKK1 – chương trình liên kết quốc tế ngành Dược – đã cùng đoàn sinh viên và giảng viên USYD thực hiện một chuyến học tập và trải nghiệm thực tế đáng nhớ tại Tả Phìn (Lào Cai), từ ngày 17–19 tháng 7 năm 2025. Chuyến đi không chỉ là một hành trình khám phá tri thức bản địa quý giá, mà còn là cầu nối văn hóa, học thuật giữa sinh viên hai trường – nơi những giá trị truyền thống và khoa học hiện đại gặp nhau trong mục tiêu chung: chống kháng kháng sinh vì một tương lai y tế bền vững.

Tri thức bản địa – kho tàng sống cần được trân trọng

Tả Phìn – một bản làng vùng cao yên bình, nơi người Dao đỏ đã sống và truyền lại những kinh nghiệm chữa bệnh bằng thảo dược qua nhiều thế hệ. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của Công ty Cổ phần Sản phẩm bản địa Sapanapro, đơn vị tiên phong trong việc khai thác, phát triển các sản phẩm dược liệu từ tri thức bản địa kết hợp công nghệ hiện đại. Tại Sapanapro, sinh viên không chỉ học về cây thuốc mà còn hiểu về cách một doanh nghiệp xã hội phát triển sản phẩm dược liệu một cách bền vững: từ khai thác – bảo tồn – sản xuất – tiếp thị, tất cả đều gắn với bản sắc văn hóa và trách nhiệm cộng đồng. Qua các chia sẻ của đại diện công ty, sinh viên nhận ra rằng sáng tạo trong ngành Dược không nằm ở phòng thí nghiệm mà có thể bắt đầu từ chính bản làng, từ tri thức truyền đời của người dân địa phương.

Đoàn giảng viên đồng hành gồm có PGS.TS Trần Văn Ơn, chuyên gia đầu ngành về thực vật học và y học bản địa, TS. Hoàng Quỳnh Hoa, giảng viên giàu kinh nghiệm của bộ môn Thực vật, Khoa Dược liệu Dược học cổ truyền trường Đại học Dược Hà Nội, và ThS. Lê Thiên Kim, người trực tiếp hướng dẫn nhóm sinh viên đi rừng, thu mẫu và xác định thực vật.

Trong suốt hai ngày tại Tả Phìn, sinh viên đã có cơ hội quý báu phỏng vấn trực tiếp các thầy lang người Dao đỏ, ghi chép lại cách sử dụng các loại cây thuốc trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn thông thường như ho, viêm họng, nhiễm trùng ngoài da… Các sinh viên của 2 trường đã được chia vào nhiều nhóm để cùng học tập và trải nghiệm vào rừng lấy mẫu cây thuốc chữa bệnh, sơ bộ xác định tên khoa học và chụp hình minh họa, dưới sự giám sát của giảng viên. Những hoạt động ấy giúp sinh viên hiểu rằng: giải pháp chống kháng kháng sinh có thể bắt đầu từ chính kiến thức dân gian gần gũi, nhưng đầy tiềm năng.

Giao lưu học thuật, gắn kết văn hóa và tinh thần làm việc nhóm

Một điểm nhấn không thể thiếu của chương trình là sự kết nối chặt chẽ giữa sinh viên hai trường, thể hiện qua việc chia nhóm học tập hỗn hợp. Trong các phiên thảo luận chuyên đề như “The potential role of herbal medicine in reducing antibiotic misuse and combating AMR” hay “Antimicrobial Stewardship”, sinh viên lớp LKK1 và sinh viên USYD đã ngồi cùng bàn, cùng viết bảng, cùng làm sơ đồ tư duy, cùng thuyết trình, tạo nên một môi trường học thuật đa chiều, sôi nổi và cởi mở.

Bạn Mai Khanh, sinh viên lớp LKK1, chia sẻ sau một phiên làm việc nhóm:

“Chúng em đã được làm việc như thể đã học cùng nhau từ lâu. Các bạn USYD rất nhiệt tình và hiểu biết. Em học được nhiều hơn cả mong đợi.”

Ngoài giờ học, sinh viên hai trường còn cùng chia sẻ về cuộc sống, ngành học, và ước mơ nghề nghiệp. Những kết nối ấy không chỉ giúp tăng cường năng lực tiếng Anh, hiểu biết lẫn nhau mà còn khơi dậy tinh thần hợp tác – một kỹ năng không thể thiếu của người dược sĩ trong môi trường toàn cầu hóa.

Kết thúc – nhưng là khởi đầu

Chuyến đi kết thúc, nhưng trong ánh mắt và câu chuyện của sinh viên vẫn còn đọng lại niềm cảm hứng mới. Nhiều bạn chia sẻ rằng đây là lần đầu tiên các bạn cảm thấy việc học Dược thật sự gần gũi với con người, với thiên nhiên và với chính bản thân mình.

Trở về từ bản làng vùng cao, mỗi sinh viên đều mang theo không chỉ bài học về cây thuốc, mà còn là bài học về kết nối, về trách nhiệm, và về khả năng gắn tri thức với cộng đồng, biến đam mê thành hành động có ý nghĩa.

 

Một số hình ảnh từ chuyến đi: 

 

 

==============================================================================================

English

 

Field Learning Journey in Tả Phìn: Where Indigenous Wisdom Meets Modern Science

As part of the Colombo student exchange program between the Hanoi University of Pharmacy (HUP) and the University of Sydney (USYD), students from Class LKK1 (International Joint Program in Pharmacy) and a delegation of students and faculty from USYD undertook a remarkable learning and cultural experience in Tả Phìn, Lào Cai, from [17–19 Month, 2025]. This journey was not only an exploration of indigenous medicinal knowledge but also a bridge connecting cultures and academic disciplines in the shared mission of fighting antimicrobial resistance (AMR).

Indigenous knowledge – A living source of wisdom

Tả Phìn, a peaceful highland village, is home to the Red Dao people, who have passed down their knowledge of medicinal plants for generations. It is also the headquarters of Sapanapro – a pioneering social enterprise promoting sustainable local herbal products. At Sapanapro, students observed how a real business can turn traditional herbal knowledge into sustainable, ethical products. From harvesting to conservation, production to marketing – every step was rooted in local culture and community responsibility. Students realized that innovation in Pharmacy does not start only in labs, but also in forests, villages, and traditions.

Guiding the students were leading experts from HUP: Assoc. Prof. Dr. Trần Văn Ơn, Dr. Hoàng Quỳnh Hoa, and MSc. Lê Thiên Kim, who accompanied students into the forest to collect and identify medicinal plants used by the locals to treat common infections.

Some students conducted interviews with local traditional healers, while others went into the forest to collect, observe, and preliminarily identify plant species – realizing how community knowledge can offer insights for reducing unnecessary antibiotic use.

Academic exchange and team-based collaboration

A key feature of this program was the strong collaboration between LKK1 and USYD students. Divided into mixed groups, they worked together on topics such as “The potential role of herbal medicine in reducing antibiotic misuse and combating AMR” and “Antimicrobial Stewardship”. Together, they co-developed mind maps, delivered presentations, and engaged in lively, bilingual discussions.

Mai Khanh, a LKK1 student of Dual Degree Program between HUP-USYD, reflected:

“We worked like we had studied together for months. USYD students were so enthusiastic and knowledgeable. I learned far more than I expected.”

Beyond the classroom, students cooked meals, shared stories, and walked the village trails together. These shared moments fostered cultural empathy and built friendships that transcend borders – reinforcing collaboration as a key skill for pharmacists in a globalized world.

The journey ends, but the mission begins

Though the trip has ended, the inspiration it ignited continues. Many students shared that this was the first time their studies felt truly connected to nature, people, and purpose.

From the highlands of Tả Phìn, they return not only with new knowledge, but also with a deeper understanding of what it means to learn, connect, and serve – as global pharmacists with local roots.


21-07-2025

18 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL

Bình luận