Dược động học lâm sàng - Trình độ thạc sĩ

1.Mã số học phần: LS 202

2.Thời lượng (số tín chỉ): 2

Số giờ: 30 Lý thuyết: 20 Thực hành: 10 Seminar: 0

3. Bộ môn phụ trách: Bộ môn Dược lâm sàng

4. Mô tả học phần:

Môn học cung cấp các kiến thức liên quan đến Dược động học cá thể , Dược động học quần thể ứng dụng trong thực hành lâm sàng. Môn học tập trung vào việc hình thành kỹ năng giám sát nồng độ thuốc trong máu (TDM) với kháng sinh aminoglycosid và vancomycin. Môn học cũng giúp học viên có khả năng nhận định các đặc điểm dược động học của thuốc/nhóm thuốc và sự thay đổi dược động học trên các đối tượng bệnh nhân đặc biệt (suy gan, suy thận, béo phì...), từ đó áp dụng trong tối ưu hóa sử dụng thuốc.

5. Mục tiêu học phần:

Học phần này cung cấp cho học viên:

- Kiến thức, kỹ năng liên quan đến Dược động học cá thể, Dược động học quần thể ứng dụng trong thực hành lâm sàng

- Nguyên tắc của giám sát trị liệu thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu đối với kháng sinh aminoglycosid và kháng sinh vancomycin

- Nguyên tắc tối ưu hóa sử dụng thuốc dựa trên: đặc tính dược động học của thuốc/nhóm thuốc; sự thay đổi dược động học trên nhóm đối tượng bệnh nhân đặc biệt (suy gan, suy thận, béo phì, có tương tác thuốc...) và áp dụng được vào các tình huống lâm sàng cụ thể.

6. Học phần tiên quyết: Không​ 

7. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Hình thức

Nội dung

Tỷ lệ (%)

CĐRHP

Chuyên cần

Điểm danh

0%

 

Kiểm tra thường xuyên/ Bài tiểu luận

Bài kiểm tra có báo trước, hình thức bài tập/MCQ

0%

 

Thực hành

Lấy kết quả 2 bài: bài 1 (hoặc 2), bài 3 (hoặc 4)

40%

KN1, KN2, KN3, KN4, TĐ2, TĐ3, TĐ 4

Thi hết học phần

Thi với hình thức tiểu luận hoặc tự luận

60%

KT1, KT2

KT3, KT4

KT5, TĐ1

8. Tài liệu học tập

- Tài liệu do giảng viên biên soạn.

- Trần Thu Hằng (2008), Dược động học lâm sàng, Nhà xuất bản Phương Đông.


28-11-2017

129 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL